Tham gia tập huấn trang bị kiến thức kỹ năng cần thiết thực hiện truyền thông (Tuyên truyền) về đề án bảo tồn và bảo vệ sếu đầu đỏ tại vườn Quốc Gia Tràm Chim

Như chúng ta đã biết Sếu là một loài chim được xem là linh thiêng, quý hiếm nằm trong sách đỏ của thế giới. Với người Việt Nam, sếu còn gọi là chim hạc, là biểu tượng của sức mạnh, sự trường tồn và lòng chung thủy. Việt Nam là một trong số ít quốc gia ở Khu vực Đông Nam Á có đàn sếu về cư ngụ. Nhưng qua thời gian số lượng Sếu về cư ngụ giảm rất nhiều.

Ngày 14 tháng 11 năm 2024 Ban thường vụ Huyện đoàn đã triệu tập các đồng chí cùng tham dự lớp tập huấn tuyên truyền về công tác bảo tồn và phát triển Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim, giai đoạn 2023 – 2032.

z6035289571943_35754ca6d86cfa60b957f714e7e52af6

Ông Trần Thanh Thành – Phó chủ tịch UBND huyện Tam Nông khai mạc buổi tập huấn

          Tại buổi tập huấn học viên đã được cung cấp các kiến thức về cách bảo tồn sự đang dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Tràm Chim như: Quản lý mực nước tại các phân khu, theo dõi khí tượng, điều tiết thủy văn, chất lượng nước và bổ sung nguồn nước tại các phân khu, quan trắc theo dõi chất lượng nước tại các phân khu, bổ sung nguồn nước duy trì độ ẩm phục hồi sinh cảnh và bảo tồn thủy sản, phục hồi sinh cảnh, đốt cỏ chủ động để giảm khối lượng vật liệu cháy; cày, xới tạo băng trắng phòng chống cháy lan từ khu vực đồng cỏ vào rừng, kiểm soát sinh vật ngoại lai,…

z6035289573784_dde59049c355f14e2c1d28bdb50acb32

Ông Đoàn Văn Nhanh – Phó Giám đốc TTBT và HTQT VQG Tràm Chim báo cáo về “Công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Tràm Chim

        Tại buổi tập huấn ông Nguyễn Hoài Bảo giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã báo cáo về “Dự án bảo tồn và phát triển đàn Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim. Qua dự án này Giảng viên Nguyễn Hoài Bảo đã cho các học viên được biết rõ hơn về loài Sếu đầu đỏ, như Sếu đầu đỏ trên thế giới có tất cả 15 loài, và loài sếu có ở Việt Nam có tên là Sarus Crane cao từ 1,5m – 1,8m, nặng từ 10 – 15kg khi trưởng thành, về Sếu thì có 15 cách thông tin khác nhau qua tiếng kêu như kết bày khi bay, gọi nhau, chào hỏi, tỏ tình, biểu lộ tháy độ khi báo nguy hiểm. Qua buổi học thì các học viên biết thêm được các kiến thưc về loài Sếu đầu đỏ như biết được một số đặc điểm của loài Sếu, tập tính sống, cách thức sinh sản, thức ăn, ….

z6035114962687_c7e9270100681f86db210c53f7548634

Ông Nguyễn Hoài Bảo giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo về “Dự án bảo tồn và phát triển đàn Sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim

            Qua buổi tập huấn các học viên đã học được những học viên đã học được những kiến thức bổ ích về loài Sếu biết được một số đặc điểm, đặc tính của loài Sếu, được cung cấp các kiến thức bảo tồn và bảo vệ loài Sếu đầu đỏ, qua đó có thể giáo dục cho các bé biết được ở Huyện Tam Nông đặc biệt là ở Vườn quốc gia Tràm Chim là một khu đất ngập nước, được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Nơi đây có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ, một loài chim cực kỳ quý hiếm, có tên trong sách đỏ, từ đó giáo dục các trẻ biết bảo vệ các loài động vật quý hiếm.

Phạm Thị Gọn – Giáo viên