Phòng, chống bệnh tay – chân – miệng cho trẻ Trường mầm non

1 Bệnh tay chân miệng là gic

”1. Bệnh tay – chân – miệng là bệnh gì?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có biểu hiện đặc trưng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước xuất hiện tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và bên trong miệng của trẻ, đầu gối và mông.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan nhanh từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh nên việc nhận diện các triệu chứng bệnh vô cùng quan trọng. Bệnh có thể được nhận biết qua 4 giai đoạn:

* Giai đoạn ủ bệnh: khoảng 3 – 7 ngày, trẻ chưa có các dấu hiệu cụ thể.

* Giai đoạn khởi phát: từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

* Giai đoạn toàn phát: có thể kéo dài 3 – 10 ngày, với các triệu chứng điển hình như:

Phát ban dạng phỏng nước: đặc điểm này biểu hiện rõ nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Ban đầu, nốt ban hồng trên bề mặt da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, miệng, mông và trở thành bóng nước. Bóng nước chứa đầy chất dịch và có thể vỡ ra khiến trẻ rất đau đớn. Chúng có thể để lại vết thâm, tuy nhiên rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.

Trẻ có thể sốt nhẹ, nôn.

Nếu trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2-5 của bệnh.

* Giai đoạn lui bệnh: Thường từ 3-5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.

“Ngoài những nốt phát ban, trẻ có thể gặp các triệu chứng khác như: bỏ ăn, ăn kém, chảy dãi nhiều, sốt cao, quấy khóc, li bì, chới với,… Một số trẻ xuất hiện biến chứng về thần kinh: giật mình, chới với khi ngủ hoặc co giật, thậm chí hôn mê; một số trường hợp lại xuất hiện biến chứng liên quan đến phổi như: suy hô hấp, tím tái,…. Khi có các dấu hiệu trên, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và tư vấn cụ thể cách chăm sóc trẻ, tránh biến chứng nặng

2 những triệu chứng TCM

Sốt, phát ban, mụn nước ở miệng, tay, chân… là dấu hiệu đặc trưng của bệnh chân tay miệng ở trẻ em

3. Các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng

Hiện nay chưa có vaccin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, mọi người cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau:

– Ở trường:

+ Cho trẻ rữa tay thường xuyên với xà phòng, và dung dịch sát khuẩn trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.

+ Sử dụng xà phòng để làm sạch các vật dụng, khử trùng bằng các chất tẩy rữa thông thường.

+ Tránh ôm, hôn, dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với trẻ nhiễm bệnh.

+ Hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.

– Ở nhà:

+ Vệ sinh răng miệng và thân thể trẻ luôn sạch sẽ, không chọc vỡ nốt phỏng nước để tránh nhiễm trùng và lây lan bệnh cho người khác.

+ Cần tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho trẻ, cho trẻ ăn thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu.

+ Không cho trẻ mút tay, không cần kiêng cữ gió và ánh sáng, không chọc vỡ bọng nước, không đắp lá cây vì sẽ gây nhiễm trùng da.

+ Vệ sinh môi trường, khử trùng sàn nhà, các đồ chơi của trẻ.

+ Khi trẻ bị mắc bệnh tay- chân- miệng cần cho trẻ nghỉ học, không đến lớp để tránh lây truyền bệnh cho những trẻ khác.

+ Theo dõi tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời. Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như: sốt cao, li bì, mất tỉnh táo cần đưa trẻ nhập viện khám để điều trị kịp thời.

Các biện phap phòng ngừa TCM

Trên đây là các biện pháp phòng, chống bệnh tay – chân –  miệng. Hy vọng qua bài tuyên truyền trên sẽ cung cấp những kiến thức hũu ích giúp cha mẹ trẻ có cách phòng tránh hiệu quả bệnh Tay chân miệng cho con em mình.

Nguyễn Thị Tròn – YTTH