TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, TRÁNH TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON

Như chúng ta đã biết Tai nạn thương tích (TNTT) là một tai nạn bất ngờ xảy ra, không có nguyên nhân rõ ràng và khó lường trước được và gây ra những tổn thương thực thể trên cơ thể người và có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi đặc biệt tai nạn thương tích rất dễ xảy ra đối với trẻ lứa tuổi mẫu giáo ( từ 0 – 6 tuổi) vì ở lứa tuổi các em thường hiếu động, thích tò mò khám phá lại nghịch ngợm và chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích.  Vì vậy Để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong do TNTT chúng ta cùng tìm hiểu về TNTT và các biện pháp phòng tránh.
.I. NGUYÊN NHÂN TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

– Do trẻ  chưa có ý thức và kiến thức

– Do người lớn thiếu kiến thức và ý thức, không trông nom trẻ đúng cách (đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh) để trẻ một mình .

– Môi trường có nhiều yếu tố, nguy cơ gây tai nạn.

       II. PHÂN LOẠI TAI NẠN THƯƠNG TÍCH

  1. Thương tích không chủ định, không chủ ý

Thương tích không chủ ý (thường hiểu là “tai nạn”) là hậu quả của tai nạn giao thông, bị đuối nước, bỏng và ngã. Thương tích không chủ ý cũng có thể do nghẹn hóc, ngộ độc, do bom mìn và các vật liệu nổ gây ra, do côn trùng và súc vật cắn đốt… Hầu hết các thương tích không chủ ý đều có thể phòng tránh được.

  1. Thương tích có chủ định, có chủ ý

Thương tích có chủ ý gây nên do sự chủ định của con người (người chủ định gây thương tích cho người khác hoặc do bản thân người bị thương tích tự gây ra) như: Chiến tranh, tự thương, tự tử, thương tật do bạo lực, lạm dụng hoặc bị bỏ rơi.

          III. MỘT SỐ TAI NẠN THƯƠNG TÍCH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ

          – TNTT do giao thông: là những trường hợp xảy ra do sự va chạm, nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người tham gia giao thông gây nên….
           – Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khối xộc vào đó là trường hợp bỏng.
          – Đuối nước: Là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng, dầu) dẫn đến ngạt do thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong trong 24 giờ hoặc cần chăm sóc Y tế hoặc dẫn đến các biến chứng khác.
          – Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu quả bị thương hay tử vong.
          – Ngã: Là TNTT do ngã, rơi từ trên cao xuống.
          – Động vật cắn: Chấn thương do động vất cắn, húc, đâm phải…
          – Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào, tiêm vào cơ thể các loại độc tố dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất).
        – Máy móc: là tai nạn do tiếp xúc với vận hành của máy móc…
        – Bạo lực: là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh người của nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có thể tử vong, tổn thương

Dị vật đường thở: là do trẻ để các hột, hạt vào mũi, miệng, ta

    – Vết thương do các vật sắc nhọn: là do trẻ đi chân không mang dép, bé cầm vật sắt nhọn.

    -Một số tai nạn khác
    IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH TNTT

   1. Phòng ngã
Củng cố cơ sở vật chất của trường, cụ thể:
–  Sân trường cần bằng phẳng và không bịtrơn trượt
–  Cửa sổ, hành lang, cầu thang phải có tay vịn, lan can.
– Không cho trẻ học và chơi gần những lớp học không an toàn như tường nhà, mái ngói, cột nhà cũ có nguy cơ sập xuống. Đồng thời phải cho sửa chữa ngay.
– Những cây ở sân trường cần có rào chắn để trẻ không leo trèo được.
–  Bàn ghế hỏng, không chắc chắn phải được sửa chữa ngay.
– Dụng cụ thể dục thể thao phải chắc chắn, đảm bảo an toàn.

TÉ NGÃ

       2. Phòng ngừa đánh nhau, bạo lực trong trường học
–  Giáo dục ý thức cho các em không được gây gổ, đánh nhau trong trường.
– Không cho các em mang đến trường các vật sắc nhọn nguy hiểm như dao, súng cao su và các hung khí.
–  Xây dựng lớp tự quản, đoàn kết.

bao-luc-hoc-duong

    3. Phòng ngừa tai nạn giao thông
– Trường phải có cổng, hàng rào.
– Trong giờ ra chơi phải đóng cổng, không cho trẻ chạy ra đường chơi khi trường ở gần đường.
– Phải có biển báo trường học cho các loại phương tiện cơ giới ở khu vực gần trường học.
– Hướng dẫn học sinh thực hiện luật an toàn giao thông.

GTs

4. Phòng ngừa bỏng, nhiễm độc
–  Phòng học, phòng thí nghiệm và các phòng chức năng khác phải có nội quy hướng dẫn sử dụng an toàn hóa chất, an toàn điện cho các em.
– Không cho học sinh tới bếp nấu nướng và chỉ ăn ở nhà ăn.

5. Phòng ngừa đuối nước
– Trường gần ao hồ, sông suối phải có hàng rào ngăn cách.
– Trong mùa lũ, học sinh đi học bằng ghe, thuyền phải đảm bảo an toàn.

– Giếng, bể nước trong trường phải có nắp đậy an toàn.
Bể bơi  cần có phao cứu sinh.

DUOI

6. Phòng ngừa điện giật
– Hệ thống điện trong lớp, ở nhà phải an toàn: không để dây trần, dây điện hở, bảng điện để cao.

ĐIỆN

  1. Phòng ngừa ngộ độc thức ăn
    – Không cho bán quà bánh trong trường.
    – Thực phẩm do thức ăn nhà bếp , nước uống phải đảm bảo vệ sinh.
    8. Một số quy định an toàn khác:

– Không cho trẻ nhỏ chơi các đồ chơi nhỏ hoặc các vật nhỏ dễ nuốt;

– Có thiết kế đường đi nội bộ, nhà vệ sinh phù hợp đảm bảo an toàn cho trẻ em khuyết tật nếu có trẻ em khuyết tật sống trong ngôi nhà.

– Trước những hậu quả đáng báo động về tai nạn thương tích ở trẻ em Việt Nam, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và hoạt động thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn thương tích ở trẻ: Chính sách quốc gia về phòng chống tai nạn thương tích trẻ em (2001-2010); Quyết định của Bộ Y tế về triển khai cộng đồng ăn toàn t toàn quốc (2006); Quyết định của Bộ Giáo dục về việc triển khai chương trình trường học an toàn (2007); Nghị quyết 32 về quy định đội mũ bảo hiểm bắt buộc (năm 2007 và bổ sung quy định đối với trẻ em mới được ký năm 2010); Quy chuẩn xây dựng “Nhà ở và công trình công cộng an toàn sinh mạng và sức khỏe” bao gồm quy định an toàn cho trẻ của Bộ Xây dựng và Bộ LĐ-TB-XH (2008); Kế hoạch hành động liên ngành về Phòng chống đuối nước trẻ em của Bộ LĐ-TB-XH (2009).

-Vì hạnh phúc của mọi gia đình, vì tương lai của con trẻ,  các bậc phụ huynh và toàn xã hội quan tâm hơn nữa đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em./.

Sưu tầm